Đèn âm trần Led hay còn gọi là đèn Led âm trần, đèn downlight âm trần được sản xuất tại Việt Nam, là thiết bị chiếu sáng khi có dòng điện chạy qua. Thiết bị được ra đời và đưa vào sử dụng vào đầu thế kỷ 20.
Cấu tạo chung của đèn âm trần Led
Đèn âm trần Led có cấu tạo gồm 3 phần chính:
Nguồn đèn: là nơi biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, có chức năng đảm bảo cho nguồn điện của đèn luôn hoạt động bình thường và ánh sáng của đèn luôn phát ra liên tục không bị chớp nháy như các loại đèn khác.
Chip Led: sử dụng chip Led chất lượng cao và thường là chip Led SMD, chip Led đơn, và chip Led COB. Đây là một bộ phận quan trọng quyết định đến tuổi thọ và hiệu suất phát sáng của đèn.
Hình 1: Đèn âm trần Led tạo sự tinh tế và sang trọng cho không gian phòng khách
Vỏ đèn: được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong đèn như mắt Led.
Nhìn chung, mỗi bộ phận đều có vai trò và chức năng riêng tạo nên đặc điểm riêng biệt trong cấu tạo và thiết kế của đèn âm trần Led.
Ưu điểm và cách lắp đặt đèn âm trần Led
Ưu điểm
Tuổi thọ của đèn cao, tiết kiệm được nhiều chi phí không phải thường xuyên thay mới hay bảo dưỡng.
Công suất tiêu thụ đèn thấp, tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ánh sáng đèn phát ra đều màu, dịu nhẹ và không gây chói mắt gây ảnh hưởng tới thị giác nếu tiếp xúc lâu với đèn.
Sức khỏe được đảm bảo và rất thân thiện với môi trường vì đèn âm trần Led không chứa các chất gây độc hại như thủy ngân hay các tia hồng ngoại, tia UV.
Đèn âm trần Led có độ bền cao với vỏ đèn được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, hạn chế tình trạng hỏng hóc hay hư hại khi sử dụng.
Quá trình tháo lắp đặt đơn giản và tiện lợi, không mất quá nhiều thời gian thi công.
Cách lắp đặt đèn âm trần Led
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Đèn âm trần đã mua sẵn cùng với nguồn điện và khu vực cần lắp đèn. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị các thiết bị khác như băng dính điện, kìm, dao, tua vít, thiết bị khoét trần…
Hình 2: Cách lắp đặt đèn âm trần Led
Bước 2: Tiến hành khoét lỗ trần thạch cao
Trước tiên cần xác định chỗ cần bố trí lặp đặt đèn và xác định đèn âm trần Led có thông số lỗ khoét bao nhiêu để khoét lỗ vừa với phần âm trần của đèn để quá trình lắp đèn dễ dàng hơn.
Bước 3: Đấu nối đèn vào nguồn điện
Tiến hành đấu nối phần nguồn của đèn với hệ thống điện và dùng băng dán cách điện cuốn vào vị trí nối. Sau đó tiếp tục cắm giắc cắm của nguồn với giắc đèn.
Bước 4: Đưa đèn âm trần Led lên trần thạch cao
Sau khi lắp bộ nguồn với thân đèn lại với nhau thì thực hiện đưa nguồn điện của đèn âm trần Led vào trong lỗ khoét. Sau đó bóp phần tai đèn đưa vào sâu trong lỗ khoét theo chiều vuông góc với trần. Tránh để nguồn trên thân đèn bởi có thể bị nhiệt độ do đèn âm trần Led tỏa ra gây ảnh hưởng.
Bước 5: Kiểm tra
Xem xét và chỉnh lại đèn sao cho đúng vị trí lỗ khoét, bật công tắc kiểm tra độ sáng và căn chỉnh hướng chiếu sáng cho phù hợp.