Thị lực luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm và là mối lo ngại hàng đầu trong trường học. Có nhiều nguyên nhân tác động đến thị lực, trong đó có cách thiết kế chiếu sáng phòng học. Vậy, thiết kế chiếu sáng phòng học như thế nào đúng chuẩn? Cùng Đại Phước An tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Những sai lầm thường gặp khi thiết kế chiếu sáng phòng học
Hiện nay, các vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị trong môi trường học đường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo của các chuyên gia ở Bệnh viện Mặt Trung ương, tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc cận thị, loạn thị trên cả nước chiếm 30% dân số. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phòng học không đạt chuẩn về độ chiếu sáng cần thiết cho mắt là một trong những nguyên nhân trực tiếp.

Tình trạng giảm thị lực do thiết kế chiếu sáng cho phòng học không đạt chuẩn đang trở thành mối lo ngại lớn
Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong thiết kế chiếu sáng phòng học:
- Các phòng học thường sử dụng đèn chiếu sáng có độ rọi sáng dưới 100 lux để tiết kiệm chi phí điện năng.
- Thiết kế chiếu sáng không chú ý đến các chỉ số tiêu chuẩn như: Hiệu suất thắp sáng, công suất ánh sáng,… Trên thực tế, chỉ số thắp sáng ở các phòng học ở mức rất thấp, dưới 9W/m2 hoặc quá cao 15W/m2.
- Một lỗi thiết kế thường gặp khác khi thiết kế hệ thống chiếu sáng phòng học chính là việc không trang bị máng chụp. Điều này khiến ánh sáng thiếu sự ổn định dẫn đến tình trạng lóa mắt, mỏi mắt trong quá trình học tập.
- Việc bố trí đèn không đều theo diện tích phòng học khiến chỗ tối, chỗ sáng chói gây khó chịu cho học sinh, sinh viên trong quá trình quan sát bài học.
- Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí lắp đặt đèn sai cách chính là thiết kế hệ thống chiếu sáng phòng học cao hơn quạt trần. Điều này gây hiện tượng chia cắt ánh sáng khi sử dụng quạt khiến mắt dễ bị mỏi, nhức, khó chịu.

Đèn được lắp ở vị trí cao hơn quạt trần gây ra tình trạng mỏi và nhau nhức mắt
Xem thêm >>> Giải Pháp Chiếu Sáng Công Nghiệp – Lựa Chọn Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp
Cách thiết kế chiếu sáng phòng học đúng chuẩn
Tiêu chuẩn chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến đôi mắt học sinh, sinh viên trong quá trình học tập. Độ rọi ánh sáng càng phù hợp thì khả năng tập trung khi nghe giảng càng cao. Nhờ đó, quá trình học tập của học sinh, sinh viên sẽ cải thiện hiệu quả đáng kể. Chính vì vậy, việc thiết kế chiếu sáng phòng học đạt chuẩn phải đáng ứng đầy đủ các yếu tố dưới đây:
- Vị trí cửa ra vào và cửa sổ trong phòng học, giảng đường cần được bố trí hợp lý với điều kiện phải đón được ánh sáng mặt trời. Không gian phòng thoáng đãng, rộng rãi và sáng sủa nhờ ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, không được để ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào vị trí bàn học.
- Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng với số lượng bóng đèn phù hợp với diện tích lớp học. Trung bình, lớp học diện tích 50m2 sẽ có tổng cộng 11 bóng đèn, gồm 2 bóng đèn chiếu rọi vào bảng, 9 đèn Panel âm trần chiếu xuống bàn học.
- Đèn LED 18W với hiệu suất phát quang 100lm/W và hiệu suất sử dụng năng lượng lớn hơn 90% sẽ là loại đèn tối ưu cho các phòng học. Đặc biệt, nhiệt độ màu của ánh sáng cần đạt chuẩn là 6200k.
- Hệ thống chiếu sáng của phòng học nên mang lại màu sắc tự nhiên, dễ chịu cho mắt người dùng.
- Các bóng đèn phải được đảm bảo có độ chói URG nhỏ hơn 19 và độ rọi ánh sáng tự nhiên của hệ thống chiếu sáng phòng học đạt chuẩn dao động từ 32.000 đến 100.000 lux.
- Để khắc phục hiện tượng chia cắt ánh sáng khi sử dụng quạt, bạn nên thiết kế hệ thống quạt treo tường ngang bằng với các bóng đèn hoặc sử dụng điều hòa nếu có điều kiện.
- Các bóng đèn cần được sắp xếp song song với hướng nhìn lên bảng để tránh việc mỏi mắt, lóa mắt trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên.
- Thiết kế chiếu sáng cho phòng học nên trang bị thêm máng chụp để nguồn ánh sáng ổn định, hạn chế tình trạng ánh sáng chập chờn trong không gian phòng học.
- Nên sơn hoặc ốp trần phòng học với gam màu trắng để tăng khả năng phản xạ ánh sáng tự nhiên tốt hơn ở mọi vị trí trong phòng học.

Ốp trần phòng học màu trắng giúp tăng khả năng phản xạ ánh sáng tự nhiên
Xem thêm >>> Thiết Kế Chiếu Sáng Cho Phòng Khách – Nguyên Tắc Thiết Kế
Những lưu ý khi thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng phòng học
Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong phòng học, việc thường xuyên kiểm soát cường độ ánh sáng giúp lớp học đảm bảo các chỉ số tiêu chuẩn theo quy định của bảng tra hệ số sử dụng chiếu sáng. Vì vậy, để có được độ chính xác nhất, khi lắp đặt, bạn nên lựa chọn thiết bị đo ánh sáng chuyên dụng.

Thường xuyên kiểm soát cường độ ánh sáng phòng học
Ngoài ra, việc kiểm tra định kỳ tình trạng các bóng đèn sẽ giúp bạn kịp thời thay bóng mới sau thời gian dài sử dụng, hạn chế tình trạng cận thị do hiệu suất chiếu sáng không đạt chuẩn. Điều này sẽ giúp không gian lớp học luôn đủ ánh sáng cần thiết cho học sinh, sinh viên và người dạy trong quá trình học tập.
Trên đây là những chia sẻ của Đại Phước An cho mọi người về cách thiết kế chiếu sáng phòng học đạt chuẩn. Hy vọng, bài viết hôm nay sẽ mang đến cho quý khách hàng có thêm nhiều thông tin bổ ích