Aptomat là thiết bị điện đảm nhiệm vai trò quan trọng với tất cả loại công trình. Khi nhu cầu sử dụng điện càng ngày càng tăng, vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy nên aptomat trở thành thiết bị điện không thể thiếu. Vậy aptomat dùng để làm gì? Nguyên lý làm việc của aptomat ra sao? Thiết bị điện dân dụng nào nên sử dụng aptomat? Hãy cùng Đại Phước An tìm hiểu tại bài viết ngay dưới đây!
Aptomat dùng để làm gì?
Aptomat hay Circuit Breaker đều là tên gọi của một loại cầu dao có khả năng đóng ngắt tự động. Trong hệ thống điện, MCB có chức năng giúp bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Một số loại MCB chất lượng cao cung cấp khả năng chống rò rỉ điện và hạn chế tối đa tác động xấu của dòng điện đến con người.
Hiện nay, trong các công trình dân dụng và công trình công nghiệp, người ta thường ưu tiên sử dụng các loại MCB 3 pha để an toàn trong việc truyền tải, hạn chế cháy nổ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat
Nguyên lý làm việc của Aptomat
Nguyên lý làm việc của Aptomat được chia thành hai giai đoạn đó là Aptomat ở trạng thái bình thường và Aptomat ở trạng thái khi điện quá tải. Cụ thể như sau:
Aptomat ở trạng thái bình thường
Trong trường hợp này, sau khi nguồn điện đã được đóng lại các tiếp điểm của MCB sẽ ở trong trường hợp ngắt. Quá trình này diễn ra là do móc 7 khớp và móc 8 khớp tại một cụ tiếp động. Khi người sử dụng bật mcb, qua dòng điện mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 sẽ không hút.
Aptomat khi dòng điện qua tải
Khi các mạch điện trở nên quá tải hoặc ngắn mạch sẽ tạo ra một lực hút điện ở MCB. Nam châm điện 11 phút phần ứng số 10 xuống. Dần dần thả các móc số 8 và 7 rơi tự do. Sau đó, lò xo số 1 sẽ được thả lỏng khiến cho các tiếp điểm của MCB được mở ra. Mạch điện theo đó cũng bị ngắt. Sau khi ngắt mạch một thời gian, các lò xo tiếp xúc lại bình thường với tiếp điểm cho phép dòng điện tiếp tục đi qua. Nguyên lý này đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm >>> Aptomat Chống Giật Là Gì? Cấu tạo và nguyên lý

Nguyên lý hoạt động của Aptomat là gì?
Các thông số kỹ thuật của Aptomat
Aptomat là thiết bị điện không thể thiếu trong mọi công trình. Do đó, bạn cần nắm được các thông số kỹ thuật trên MCBđể có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mục đích của mình. Các thông số cơ bản trên Aptomat như sau:
- Ue: là điện áp định mức, thể hiện công suất hoạt động của thiết bị.
- Ui: là hiệu điện thế, giúp người dùng xác định được nguồn năng lượng mà thiết bị cần và số điện áp cách điện mức là bao nhiêu.
- Uimp: cho biết aptomat có khả năng chịu xung mức là bao nhiêu. Ký hiệu này giúp cho người dùng sử dụng thiết bị hợp lý hơn, tránh được tình trạng lạm dụng thay đổi điện áp đột ngột.
- Ics: là dòng điện cắt tải thực tế hay nói cách khác là khả năng tự động cắt điện khi sự cố xảy ra của thiết bị. Phụ thuộc vào từng nhà sản xuất khác nhau mà thông số này cũng khác nhau.
- In: là dòng điện Ampe. In thể hiện dòng điện định mức mà Aptomat có thể chịu được.
- Icu: là khả năng chịu đựng lớn nhất của dòng điện. Chúng có tác dụng tương đương với Ics khi gặp sự cố xảy ra. Hai thông số này sẽ kết hợp với nhau giúp dòng điện được ngắt ngay lập tức.
- Icw: là một thông số kỹ thuật thể hiện khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm. Người dùng có thể xác định được cách hoạt động của Aptomat trong khoảng thời gian bao nhiêu.
- Trên Aptomat còn có các thông số kỹ thuật khác như: Ir là hoạt động điều chỉnh trong phạm vi cho phép, AT là dòng điện tác động, AF là dòng điện khung, Characteristic curve quyết định Aptomat được đặt ở vị trí nào trong công trình và electrical endurance thể hiện số lần đóng ngắt cho phép.
Xem thêm >>> Aptomat là gì? Công dụng và cấu tạo của Aptomat

Tìm hiểu về các thông số kỹ thuật cơ bản trên Aptomat
Các thiết bị điện dân dụng nên sử dụng MCB
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện của các công trình, đặc biệt là đối với các công trình có thiết bị hoạt động với công suất cao thì MCB lại càng cần thiết. Vậy các thiết bị dân dụng nào nên sử dụng MCB phù hợp.

Sơ đồ Aptomat trong mạng điện gia đình
MCB cho điều hòa
Đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng, điều hòa là thiết bị được sử dụng rộng rãi và tiêu thụ điện năng với công suất lớn nên lắp MCB cho điều hòa là không thể thiếu.
MCB cho bếp từ
Thông thường, bếp từ luôn có công suất dao động từ 1000W đến 1800W. Để chống cháy nổ bạn nên trang bị MCB sao cho phù hợp với công suất tương tự như vậy.
MCB cho bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh thường được chia thành hai loại là sử dụng gián tiếp và trực tiếp. Mức công suất thấp nhất của thiết bị này là 1.500W, lớn nhất là 2.500W. Bởi thiết bị này được đặt ở không gian tiếp xúc trực tiếp với hơi nước nên để đảm bảo an toàn hãy lắp các loại MCB chống giật.
Hi vọng rằng với những thông tin Đại Phước An chia sẻ ở trên bạn đã có thể hiểu rõ công dụng và nguyên lý làm việc của Aptomat. Từ đó có thể sử dụng thiết bị điện này một cách hợp lý và an toàn. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng có thể alo ngay tới hotline của DPA để được tư vấn định hướng cụ thể.