Aptomat là thiết bị điện quen thuộc không xa lạ gì với cuộc sống của chúng ta trong việc phòng chống cháy nổ hay rò điện. Nhưng với nhiều người thiết bị này vẫn còn tương đối xa lạ. Vì vậy trong giới hạn bài viết này ngày hôm nay, cùng Đại Phước An tìm hiểu về thiết bị aptomat 3 pha là gì? Cùng cấu tạo và các loại aptomat 3 pha hiện nay nhé!

Aptomat 3 pha là gì?

Aptomat 3 pha là thiết bị đóng ngắt điện tự động rất phổ biến trong hệ thống điện tại Việt Nam. Được xem như thiết bị đặc biệt quan trọng, aptomat 3 pha được sử dụng để bảo đảm an toàn cho hệ thống điện trong quá trình tải điện tránh các trường hợp về chập cháy, ngắt mạch hoặc quá tải điện trong hệ thống điện 3 pha,… Loại aptomat còn được biết đến rộng rãi với tên gọi là cầu dao điện tự động (viết tắt là MCCB).

Aptomat 3 pha là gì?

Aptomat 3 pha là gì?

Cấu tạo của aptomat 3 pha

Hiện nay có rất nhiều aptomat 3 pha khác nhau trên thị trường. Nhưng chúng thường có cấu tạo chung là gồm: 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) và 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Một thiết bị aptomat 3 pha sẽ bao gồm các bộ:

  • Khung: Phần vỏ bên ngoài của Aptomat. Được làm từ chất liệu cách điện polyester thủy tinh đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
  • Tay cầm: Bộ phận được sử dụng để đóng/ngắt aptomat thủ công.
  • Bình dập hồ quang: Bình dập hồ quang có công dụng dùng để thực hiện việc tách hồ quang thành những mảnh nhỏ khi aptomat được ngắt.
Cấu tạo của aptomat 3 pha

Cấu tạo của aptomat 3 pha

  • Bộ phận hành trình: Có tác dụng ngắt/đóng mạch điện khi phát hiện có dấu hiệu quá tải hoặc rò điện.
  • Cơ chế vận hành của aptomat: Được sử dụng để bật hoặc tắt thiết bị tự động.
  • Đầu nối: Là điểm tiếp xúc kết nối được thực hiện.
  • Nút nhấn để chuyển: Dùng để ngắt thiết bị khi cần.

Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng lại từ hồ quang tới tiếp điểm phụ. Và sau cùng là tiếp ngay khi mạch điện được đóng lại. Khi cắt mạch thì quy luật kia sẽ đảo ngược lại.

Xem thêm >>> Aptomat 1 Pha Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của aptomat 3 pha

Aptomat 3 pha được thiết kế với 2 nguyên lý hoạt động khác nhau đó là: nguyên lý hoạt động khi quá tải và nguyên lý hoạt động ngắt mạch.

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của aptomat 3 pha

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của aptomat 3 pha

Nguyên lý hoạt động quá tải

Trong quá trình hoạt động, hệ thống điện xuất hiện tình trạng quá tải, quá dòng. Thì thiết bị nhạy cảm với nhiệt trong aptomat 3 pha sẽ được dùng tới. Thiết bị này được gọi là dải lưỡng kim. Khi tình trạng quá tải công suất điện, dải lưỡng kim sẽ nóng lên. Đạt đến mức cực đại, dải lưỡng kim sẽ uốn cong và tách ra khỏi tiếp điểm. Và tính liên tục của nguồn cung cấp sẽ bị phá vỡ.

Nếu tình trạng quá dòng trong thời gian ngắn. Dòng điện quá tải đi qua dải lưỡng kim sẽ không làm mạch bị đứt. Nhưng nếu tình trạng quá lâu thì nó sẽ làm đứt mạch để đảm bảo an toàn cho mạch điện.

Nguyên lý hoạt động ngắt mạch

Với sự hỗ trợ của cuộn dây điện từ, hoạt động ngắt mạch của Aptomat 3 pha sẽ được thực hiện. Bộ phận này sẽ tạo ra trường điện tử nhỏ ở điều kiện thường do không đủ để thanh tác dụng bị thu hút. Tuy nhiên, cuộn dây điện từ sẽ tạo ra một lượng trường điện từ tương đối lớn khi có tình trạng ngắt mạch. Lúc này, thanh tác dụng sẽ bị thu hút và khiến cho mạch bị hở. Và dòng điện sẽ ngừng cung cấp thường. Thì tình trạng này sẽ xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Xem thêm >>> Cách Đấu Aptomat Chống Giật – Hướng Dẫn Đấu Nối Chi Tiết

Cách đấu aptomat 3 pha chi tiết

Việc đấu aptomat 3 pha bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà chỉ với những dụng cụ cần thiết. Thiết bị aptomat 3 pha cùng với hướng dẫn đấu 3 pha chi tiết dưới đây:

Cách đấu aptomat 3 pha chi tiết

Cách đấu aptomat 3 pha chi tiết

  • Bước 1: Tiến hành ngắt toàn bộ nguồn điện cùng hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi đấu aptomat 3 pha.
  • Bước 2: Mở bảng điều khiển và tháo mặt trước của aptomat. Dùng tuốc nơ vít để tháo các vít trên bảng điều khiển. Để đưa mặt trước của aptomat ra ngoài thuận tiện hơn.
  • Bước 3: Kiểm tra chi tiết các đầu nối chính. Sử dụng vôn kế kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả nguồn đã được tắt. Tiến hành đo điện áp giữa các dây nóng và kiểm tra mỗi đầu nối đất.
  • Bước 4: Xác định được điểm ba dây nóng đi vào aptomat. Nới lỏng các cực bằng tuốc nơ vít, đặt một trong các dây dưới trên aptomat. Và hãy đảm bảo vặn chắt các vít cẩn thận.
  • Bước 5: Xác định và bắt đầu đối đất dưới một vấu của thanh nối đất rồi siết chặt cho đến khi khít lại.
  • Bước 6: Lắp đặt bảng điều khiển một cách cẩn thận và các vít. Tránh làm hỏng bất cứ dây nào.
  • Bước 7: Hoàn thiện việc đấu nối. Bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của thiết bị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về aptomat 3 phaĐại Phước An đã gửi đến bạn trong bài viết. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích trong việc tìm hiểu về các thiết bị điện. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!